Nhaccuatui

Rời xa vòng tay cha mẹ, không ít bạn trẻ bắt đ thomo hom nay

【thomo hom nay】Người trẻ kiếm 500.000 đồng lần đầu tiên khó hay dễ?

Rời xa vòng tay cha mẹ,ườitrẻkiếmđồnglầnđầutiênkhóhaydễthomo hom nay không ít bạn trẻ bắt đầu cuộc sống tự lập, chủ động tìm kiếm việc làm thêm để có tiền sinh hoạt và trang trải một số chi phí, đỡ phụ thuộc vào gia đình. Lần đầu đi làm thêm, nhiều bạn đã chia sẻ câu chuyện đáng nhớ, từ đó tích lũy bài học, kinh nghiệm giúp hoàn thiện bản thân qua mỗi ngày.

Người trẻ kiếm 500.000 đồng đầu tiên như thế nào? - Ảnh 1.

Một bạn trẻ làm việc tại xưởng gỗ ở TP.Ngã Bảy, tỉnh Hậu Giang

HUỲNH NHI

2 tuần mới kiếm được 500.000 đồng

Chia sẻ về khoản tiền kiếm được đầu đời, nhiều bạn cho biết để có 500.000 đồng không dễ dàng. Nguyễn Hồ Khang, sinh viên năm nhất Trường ĐH Văn Lang, cho biết dành khoảng 2 tuần đi làm thêm mới có được số tiền này. 

Khang nói sau khi bước vào giảng đường, chàng trai đi làm thêm để học cách tự lập, chọn làm phục vụ tại một quán cà phê gần nhà với mức thù lao 20.000 đồng/giờ. Mỗi tuần làm 2 - 3 buổi, thời gian 6 tiếng đồng hồ/ca. 

"Công việc của mình là nhận đặt món từ khách, bưng nước, dọn dẹp, lau bàn, nhìn chung khá đơn giản", Khang kể và nói khi nhận lương tháng đầu với số tiền 1,2 triệu đồng, chàng trai đã đi ăn uống cùng bạn bè, số còn lại tiết kiệm.

"Khi còn học ở bậc THPT, mỗi tuần ba mẹ cho mình 500.000 đồng để chi tiêu. Còn bây giờ đi làm 2 tuần mới kiếm được số tiền này, mình thấy quý công sức và lao động của bản thân hơn, tiêu xài tiết kiệm, không phung phí như trước nữa", Khang chia sẻ và nói bản thân đã thay đổi từ khi đi làm thêm, có thói quen tốt như thường xuyên làm việc nhà, phụ giúp ba mẹ dọn dẹp, thay đổi theo hướng tích cực, chăm chỉ hơn.

Người trẻ kiếm 500.000 đồng đầu tiên như thế nào? - Ảnh 2.

Nguyễn Hồ Khang bắt đầu làm thêm ở quán cà phê gần nhà sau khi học xong bậc THPT

HUỲNH NHI

Còn Phạm Như Quỳnh (25 tuổi), ngụ tại đường Nguyễn Trãi, Q.5, TP.HCM, cho biết công việc có thu nhập đầu tiên là phục vụ nhà hàng tiệc cưới vào năm nhất đại học với tiền công 130.000 đồng/buổi. Để không ảnh hưởng đến việc học, Quỳnh chỉ làm thêm vào cuối tuần trong khoảng thời gian từ 13 giờ đến 22 giờ.

"Do mình chưa thạo việc nên đã làm bể chén đĩa, bị quản lý trách mắng vì không cẩn thận. Ngoài ra, do tính cách khá hướng nội nên bản thân gặp khó trong công việc, nhanh mất năng lượng, mệt mỏi vì tiếng ồn", Quỳnh cho rằng để kiếm được 500.000 đồng từ việc phục vụ nhà hàng khá vất vả, nhưng đổi lại cô gái có được bài học lớn là rèn luyện tính nhẫn nại, kiên trì, không ngại khó và biết đồng cảm với người khác. 

"Từ công việc làm thêm, hiện mình không còn thấy khó chịu hay bực tức khi nhân viên ở nhà hàng, quán ăn phục vụ thiếu sót hoặc chưa được như ý muốn, vì họ cũng làm không xuể, có rất nhiều khách đang chờ đợi", Quỳnh chia sẻ. 

Lần đầu kiếm được tiền, nên quản lý thế nào cho hiệu quả?

Theo chuyên gia tư vấn tài chính cá nhân Nguyễn Thị Thu Hương, Công ty cổ phần Tư vấn đầu tư và Quản lý tài sản FIDT, tiền làm thêm với một số bạn sẽ là nguồn thu nhập chính, còn số khác xem đây là thu nhập bổ sung bên cạnh sự hỗ trợ từ người thân. Dù thế nào đi nữa, khi biết quản lý tiền mình làm ra, bạn sẽ xây dựng một kế hoạch tài chính cụ thể, đối phó với các khoản chi tiêu và đầu tư, cân nhắc được mục tiêu tiết kiệm.

Theo chị Hương, phương pháp quản lý tài chính cá nhân tinh giản nhất gồm 3 bước: lập kế hoạch ngân sách, xác định mục tiêu tài chính, sau đó theo dõi và điều chỉnh.

Khi lập kế hoạch ngân sách, bạn trẻ cần xác định mức thu nhập hàng tháng và liệt kê tất cả các chi tiêu dự kiến. Có thể tham khảo nguyên tắc 50-30-20 để thiết lập tỷ trọng cho các khoản chi tiêu, trong đó 50% là chi phí thiết yếu, 30% dành giải trí, 20% để tiết kiệm và đầu tư. 

Người trẻ kiếm 500.000 đồng khó hay dễ? - Ảnh 4.

Chuyên gia tư vấn tài chính cá nhân Nguyễn Thị Thu Hương cho rằng người trẻ cần xác định thang giá trị bản thân vì sẽ giúp bạn có những quyết định đúng đắn trong việc xác định mục tiêu tài chính

NVCC

Kế tiếp, người trẻ cần xác định mục tiêu, mong muốn về mặt tài chính, có thể là tiết kiệm 10 triệu đồng trong 3 tháng để đi du lịch, hoặc trả hết khoản nợ vay sinh viên, thậm chí là những mục tiêu lớn lao hơn như mua nhà, ô tô… Điều này sẽ giúp bạn thiết lập kế hoạch tiết kiệm và đầu tư một cách rõ ràng hơn. 

Ngoài ra, khi quản lý tài chính cá nhân, chuyên gia này cũng khuyên người trẻ nên đảm bảo mục tiêu mang lại động lực đủ lớn giúp bạn kỷ luật với khoản thu nhập, chi tiêu, tiết kiệm hàng tháng mà mình đã đặt ra. 

Song song đó, chị Thu Hương cho rằng bạn trẻ cũng cần xây dựng một quỹ dự phòng giải quyết tình huống khẩn cấp như mất thu nhập đột ngột, sự cố trong gia đình, chi phí y tế không mong đợi... Cuối cùng là nên học về đầu tư tài chính để tận dụng thời gian xây dựng tài sản và tạo ra lợi nhuận, nhờ đó bạn có cơ hội đạt được mục tiêu tài chính dài hạn một cách dễ dàng, tốn ít nguồn lực hơn.

Du khách vui lòng để lại nhận xét:

© 2024. sitemap